Khi làm tiểu luận, khóa luận hay các bài nghiên cứu khoa học, chúng ta đều cần phải trích dẫn, trích nguồn văn bản để tôn trọng quyền tác giả cũng như đảm bảo tính xác thực cho văn bản của mình. Trong văn bản này, hãy cùng Trung tâm tin học trường thịnh Vũng Tàu tìm hiểu về Harvard – một trong những phong cách (Style) trích dẫn phổ biến nhất và cách trích dẫn theo kiểu Harvard trong khóa luận, nghiên cứu khoa học nhé!
Giới thiệu chung về trích dẫn theo kiểu Harvard
Harvard là một hệ thống/phong cách trích dẫn đặt tên tác giả trong ngoặc đơn. Trích dẫn kiểu Harvard bắt nguồn từ Đại học Harvard vào những năm 1880, khi một giáo sư động vật học lần đầu tiên sử dụng phương pháp trích nguồn tài liệu tham khảo trong ngoặc đơn.
Phong cách trích dẫn Harvard thường được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế, tuy nhiên người ta cũng sử dụng trích dẫn kiểu Harvard ở các lĩnh vực khác như Khoa học xã hội, Giáo dục,…. Tuy nhiên, khác với APA, trích dẫn kiểu Harvard không có một văn bản hướng dẫn thống nhất mà thường được điều chỉnh bởi các trường đại học theo nhu cầu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trích dẫn theo kiểu Harvard phổ biến nhất, thường được dùng trong các bài nghiên cứu hay các khóa luận.
Hiện nay, phong cách trích dẫn Harvard cũng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Hiện có nhiều trường Đại học có sử dụng kiểu trích dẫn này trong các bài khóa luận và các bài nghiên cứu khoa học như: trường Đại học Ngoại thương (FTU), trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT), trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Trà Vinh, trường Đại học Văn Lang, Đại học Quốc gia (VNU), và rất nhiều trường Đại học khác.
Cách trích dẫn theo kiểu Harvard và ví dụ minh hoạ
Khi tìm hiểu về trích kiểu Harvard, có 2 khái niệm chúng ta cần phân biệt: Trích dẫn trong văn bản và Danh mục tài liệu tham khảo. Bạn vui lòng đọc thêm tại đây để hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này:
Cách trích dẫn kiểu Harvard trong văn bản (Intext Citation)
Khi sử dụng phong cách Harvard, chúng ta cần tuân theo phương pháp trích dẫn trong văn bản theo tác giả và thời gian. Theo đó, trong intext citation sẽ có họ của tác giả và năm xuất bản. (tương tự như kiểu APA).
Có 2 cú pháp để cite trong văn bản:
- Cú pháp: <câu trích dẫn> (<họ tác giả>, <năm>, <số trang nếu có>)
Ví dụ: Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc chơi điện tử khiến giảm 20% hiệu quả học tập của học sinh tiểu học (Nguyễn, 2024, p. 24).
- Cú pháp: <tên đầy đủ hoặc họ của tác giả>, … <câu trích dẫn>… (<năm>,<số trang nếu có>)
Ví dụ: TS. Nguyễn Thị Anh chỉ ra rằng việc chơi điện tử khiến giảm 20% hiệu quả học tập của học sinh tiểu học (2024, pp. 240-242).
Nếu bạn tham khảo từ một tài liệu nhưng KHÔNG trích dẫn trực tiếp tài liệu hoặc tham khảo toàn bộ cuốn sách, bạn không cần thêm số trang vào intext citation.
Ngược lại, nếu bạn tham khảo một tài liệu và trích dẫn trực tiếp từ một tài liệu khác, bạn nên đưa số trang vào cuối trích dẫn. Bạn cần sử dụng chữ viết tắt “p.” (cho một trang) hoặc “pp.” (cho nhiều trang). Ví dụ: (Vũ, 1999, p. 18) hoặc (Smith, 2023, pp. 100-103).
Dù theo kiểu nào thì sau khi trích dẫn trong văn bản, chúng ta cần phải liệt kê các trích dẫn này một lần nữa ở dạng đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo (mục này sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo của bài viết).
Danh mục tài liệu tham khảo kiểu Harvard
Tại đây, Trung tâm tin học Vũng Tàu đã tổng hợp cách trích dẫn theo kiểu Harvard cho 4 loại văn bản phổ biến. Các bạn có thể tham khảo nội dung để tìm cách trích dẫn phù hợp cho mình nhé: (đừng quên đọc lưu ý bên dưới nha!)
Loại tài liệu | Cách ghi trích dẫn | Ví dụ |
Sách | Tên tác giả (năm xuất bản) Tiêu đề sách. Số ấn bản. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản. (Số ấn bản có thể bỏ qua nếu không có) | Vũ, T. B. (2017) Giáo dục Việt Nam. 2nd edn. Bắc Ninh: Kim Đồng. *2nd edn.: ấn bản lần thứ hai |
Chương trong sách | Tên tác giả (năm xuất bản) ‘Tên chương’, in Tên người biên tập (ed(s).) Tiêu đề sách. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, số trang. | Chelsea, S. (2010) ‘Shakespeare’s literature’, in Nguyen, M. and Nick, S. (eds.) The beauty of British literature. Cambridge: Cambridge University Press, pp. 22–24. |
Bài báo trên tạp chí | Tên tác giả (Năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, Số phát hành, số trang. | Vu, B. (2019). Việt Nam được lợi gì từ CPTPP? Tạp chí Kinh tế, 17, pp. 261–276. |
Trang web | Tên tác giả (Năm xuất bản) Tiêu đề trang. Available at: Link đến trang (Accessed: Ngày truy cập). | Nguyen, T. (n.d.). Cách trích nguồn trong Microsoft Word. Available at: (Accessed: 27 June 2024). *(n.d.) được sử dụng khi không rõ ngày xuất bản |
Một số lưu ý về bảng tra cứu ở trên:
- Tên tác giả và tên người biên tập được viết theo cú pháp /Họ/, /chữ cái đầu của tên/.
VD: Tên đầy đủ của tác giả là Khalid McWhorter sẽ ghi là McWhorter, K.
Tên đầy đủ của tác giả là Vũ Thị Vân thì sẽ ghi là Vũ, T. V.
- Tên sách, tên tạp chí cần cần phải được in nghiêng.
Lưu ý khi trích dẫn theo kiểu Harvard
Sau đây là một số trường hợp đặc biệt khi chúng ta trích dẫn kiểu Harvard.
Trường hợp có nhiều trích dẫn có cùng tác giả và năm xuất bản
Khi có nhiều tác phẩm của cùng một tác giả trong cùng một năm, thêm chữ cái (a, b, c, …) sau năm xuất bản.
Ví Dụ:
- Nguyễn, T. A. (2020a). Giáo dục Việt Nam. 2nd edn. Bắc Ninh: Kim Đồng.
- Nguyễn, T. A. (2020b). Giáo dục Việt Nam. 2nd edn. Bắc Ninh: Kim Đồng.
Trường hợp nguồn có nhiều tác giả
- Đối với trường hợp có 2 tác giả: Dùng “&” giữa hai tác giả.
Ví dụ: Trần, T. B., & Lê, M. N. (2019). Giáo dục Việt Nam. 2nd edn. Bắc Ninh: Kim Đồng.
- Đối với trường hợp có trên 2-3 tác giả: Liệt kê tất cả các tác giả, dùng dấu phẩy giữa các tên và “&” trước tác giả cuối cùng.
Ví dụ: Nguyễn, A., Trần, B., & Lê, C. (2018). Giáo dục Việt Nam. 2nd edn. Bắc Ninh: Kim Đồng.
- Đối với trường hợp có trên 3 tác giả: Liệt kê tác giả đầu tiên và thêm et al. in nghiêng ở sau.
Ví dụ: Tran, V. et al. (2019). Giáo dục Việt Nam. 2nd edn. Bắc Ninh: Kim Đồng.
Trường hợp nguồn không có tác giả
Trong trường hợp này, chúng ta dùng tiêu đề nguồn thay thế cho tên tác giả. Tiêu đề bài báo hoặc chương sách để trong dấu ngoặc (‘…’), còn tiêu đề sách, báo cáo, hoặc trang web thì in nghiêng.
Ví dụ: Vietnamese Culture. (2020). Available at: Trung tâm tin học Vũng Tàu.edu.vn/fakelink (Accessed: 27 January 2020).
Một số công cụ sử dụng để trích dẫn kiểu Harvard
Mặc dù quy tắc của trích dẫn Harvard khá nhiều và phức tạp, tuy nhiên, nếu bạn biết cách sử dụng các công cụ, ứng dụng tạo trích dẫn, hoặc đơn giản là nắm vững kỹ năng sử dụng chức năng Citation trong Word thì việc trích dẫn trở nên rất đơn giản và nhanh chóng, đồng thời bạn còn có thể tạo danh mục tài liệu tham khảo tự động theo kiểu Harvard.
Một số công cụ được sử dụng trong trích dẫn theo kiểu Harvard theo bao gồm:
- Tính năng References trong Microsoft Word
- Các phần mềm bên thứ ba như EndNote, Zotero,…
- Các trang web bên thứ ba như citethisforme, citemysource, scribrr,…
Kết luận về cách trích dẫn kiểu Harvard
Như vậy, trên đây, Trung tâm tin học trường thịnh Vũng Tàu đã giới thiệu cho bạn những nội dung cơ bản về cách trích dẫn theo kiểu Harvard phục vụ cho quá trình viết tiểu luận, khóa luận hay các bài nghiên cứu.
Ngoài ra, nếu công việc của bạn gắn liền với tin học văn phòng nhưng vì quá bận rộn nên bạn không có thời gian tham gia các lớp học trực tiếp ở trung tâm thì bạn có thể tham khảo khóa Luyện thi tin học văn phòng của Trung tâm tin học văn phòng Vũng Tàu nhé!
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ
Mọi chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Tin học Trường Thịnh Vũng Tàu
Địa chỉ: Trung tâm trên Google Map
Địa chỉ cơ sở Chính: 37/3 Lê Phụng Hiểu, Phường 8, Tp. Vũng Tàu
Địa chỉ cơ sở 2: 276/12 Bình Giã, P. Nguyễn An Ninh – Tp. Vũng Tàu
Điện thoại: 0702.222.272 – Zalo: 0933.008.831
Facebook: https://www.facebook.com/tinhoctruongthinh